“Trẻ em như thế nào là chậm nói?” Đây là
câu hỏi chung của rất nhiều các bậc phụ huynh. Có rất nhiều phụ huynh gặp khó
khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói ở trẻ. Việc nắm rõ các dấu hiệu sẽ
giúp cho các bậc phụ huynh nắm bắt rõ hơn tình trạng của trẻ.
1.Thế nào là trẻ chậm nói?
Trong sự phát triển bất thường của ngôn ngữ
thì rối loạn lời nói và ngôn ngữ được coi là dạng chậm phát triển phổ biến nhất,
thường gặp hơn so với các dạng chậm phát triển khác.
Trong đó lời nói được coi là phương tiện
giao tiếp bằng lời, thể hiện bằng âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói là
phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm
nhưng người khác không hiểu, chẳng hạn trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng.
Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và tiếp
nhận thông tin thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ tín hiệu, ngôn ngữ cơ thể).
Ngôn ngữ là thước đo trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ nghiêm
trọng hơn rối loạn lời nói.
Trẻ được coi là chậm phát triển ngôn ngữ
khi ngôn ngữ của trẻ phát triển có thể theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm
hơn.
Trẻ được coi là chậm phát triển ngôn ngữ khi ngôn ngữ
của trẻ phát triển có thể theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn
2. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm nói
Trẻ sẽ được coi là chậm nói nếu xuất hiện
một số dấu hiệu sau:
Đối với trẻ từ 3-4 tháng
Không phản ứng với những tiếng động mạnh.
Không phát ra âm thanh gừ gừ.
Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).
Đối với trẻ 7 tháng tuổi
Không phản ứng với các tiếng động.
Trẻ 12 tháng tuổi
Không thích giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ
hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
Không biết nói dù chỉ một từ như bà hay mẹ.
Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói
không, chỉ tay.
Khi được gọi tên thường không có phản ứng
Không quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình
Trẻ được 15 tháng tuổi
Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
Không nói được từ nào.
Không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi
Không bao giờ chỉ vào vật mình thích để đòi hỏi bạn
Trẻ được 18 tháng tuổi
Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu
cầu.
Không thể nói được quá 6 từ.
Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết
chỉ vào thứ mình muốn.
Chưa nói được các từ đơn giản như mẹ,...
Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản
Không đáp lời bằng lời nói cũng như hành động khi được hỏi một vấn đề gì đó
Trẻ nằm trong độ tuổi từ 19-23 tháng tuổi
Hạn chế về khả năng tiếp thu từ mới
Trẻ 24 tháng tuổi
Không thể nói nổi quá 15 từ
Chỉ có thể nhắc lại lời nói của người khác chứ không tự mình nói ra được
Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản ví dụ như “mẹ bế”,...
Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài.
Không có khả năng chơi búp bê cũng như tự chơi với mình
Đôi lúc cũng không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức
tranh mà bạn gọi tên thì có khả năng trẻ bị chậm nói
Trẻ nằm trong độ tuổi từ 25 – 35 tháng tuổi
Không nói được câu đơn giản có 2-4 từ.
Không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể.
Không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài
thơ ngắn.
Không biết đặt các câu hỏi đơn giản.
Không ai trong gia đình có thể hiểu bé.
Trẻ 3 tuổi
Không thể sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
Không thể ghép các từ thành câu ngắn
Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều
không hiểu.
Thường xuyên nói lắp bắp và khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
Không bao giờ tự đặt câu hỏi.
Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện.
Không quan tâm và hay giao lưu với các trẻ khác.
Luôn luôn phải có bố hoặc mẹ ở bên cạnh.
Trẻ 4 tuổi
Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.
3. Nguyên nhân trẻ chậm nói
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên chậm
phát triển ngôn ngữ, sau đây có thể liệt kê vài nguyên nhân thường gặp ở trẻ chậm
nói như có khiếm khuyết về não, khiếm thính, động kinh, chậm phát triển trí tuệ,
các yếu tố tâm lý - giáo dục – môi trường - xã hội,....
Để xác định được nguyên nhân gây chậm nói,
cần phải dựa vào các yếu tố như: sự phát triển về vận động, ngôn ngữ, nhận thức
hành vi, sự tương tác, cũng như cách thức chơi ở trẻ. Ngoài ra trẻ nên được
thăm khám và theo dõi bởi các chuyên gia.
Việc lựa chọn các cơ sở y tế để khám cho
trẻ cũng là một vấn đề quan trọng. Cần lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng
chuyên môn cao và trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để có được kết quả chẩn
đoán chính xác, hướng can thiệp điều trị hợp lý.