Trong thời đại công nghệ số, bùng nổ thông
tin hiện nay, tin giả, tin xấu độc của các thế lực thù địch, chống phá Đảng,
Nhà nước phát tán, lan truyền với tốc độ nhanh chóng mặt, rộng khắp trên không
gian mạng đã tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ trong cộng đồng và truyền thống văn hóa của dân tộc. Vì vậy, đấu tranh
phòng, chống tin giả, tin xấu độc và các sản phẩm văn hóa độc hại là nhiệm vụ
quan trọng cần được các cấp, các ngành triển khai thực hiện thường xuyên; phát
huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong xây dựng môi trường văn
hóa an toàn, lành mạnh, tạo ra “sức đề kháng” cho thế hệ trẻ khi tiếp cận thông
tin trên không gian mạng hiện nay.
Tin giả, tin xấu độc
trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật, không chính xác và chưa
được kiểm chứng được lan truyền, chuyển tải trên các phương tiện truyền thông,
mạng xã hội như: Facebook, Google, Zalo, Youtube… Các phần mềm trò chơi trực
tuyến bạo lực; tranh, ảnh, nhạc, phim kinh dị, đồi trụy, phản động; truyền
bá tư tưởng mê tín dị đoan… là những sản phẩm văn hóa độc hại nhưng đang được
phổ biến rất tự do, với nhiều cách thức tinh vi, hấp dẫn, không dễ phân biệt.
Thực tế, nhiều người dân, nhất là trẻ em hiện nay chưa nhận thức đúng, đủ về ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc phòng ngừa, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc trên
không gian mạng. Thậm chí, năng lực nhận biết, đánh giá tác hại của các sản
phẩm văn hóa xấu độc ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn chưa cao, đặc biệt là
việc cập nhật, phân loại giữa thông tin tốt đẹp, chính thống với thông tin sai
trái, xấu độc trên mạng xã hội. Tiếp xúc với thông tin, hiện tượng phức tạp
trên mạng xã hội, nếu cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh chính trị, kiến thức lý
luận sơ sài, nhận thức thực tiễn non kém rất dễ bị dư luận xấu dẫn dắt, gài
bẫy, từ đó rơi vào quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Có người tham gia
vào các tổ chức, hội, nhóm kín hoạt động mang yếu tố chống phá Đảng, Nhà nước
trên mạng xã hội dẫn đến vi phạm kỷ luật Đảng, nặng hơn là vi phạm pháp luật.
Thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW, Ban Chỉ
đạo 35 tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thông tin xấu độc trên mạng internet, mạng xã hội cho đội ngũ
cán bộ quản lý, những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, những luận điệu chống phá sự nghiệp
cách mạng của Đảng và nhân dân trên internet, mạng xã hội nhằm bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhằm tăng
cường quản lý không gian mạng, từ năm 2020, Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký giao ước thi đua
thực hiện kế hoạch liên tịch về phối hợp, phát động đoàn viên, thanh niên, học
sinh, sinh viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc; phòng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình
thức, nội dung phong phú, thiết thực; đồng thời thường xuyên cập nhật, thông
báo kịp thời những âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản
động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm
nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác của người quản lý, sử dụng mạng internet,
mạng viễn thông. Việc học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết 35 được triển
khai tại tất cả các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh. Các quy định, chỉ thị của
Đảng như: Quy định số 47-QĐ/TW về “Những điều đảng viên không được làm”, Chỉ
thị số 46-CT/TW về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy
hoại đạo đức xã hội”, cùng Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật
Báo chí… là tư tưởng chỉ đạo, hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề tin
giả, thông tin xấu độc, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước. Các sở, ban, ngành,
đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các huyện, thành phố tăng cường công tác
tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
của cán bộ, công chức, viên chức và người dân khi sử dụng internet và mạng xã
hội; kỹ năng nhận diện, xử lý thông tin xấu độc; kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm các trường hợp lan truyền, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung sai
sự thật, văn hóa phẩm độc hại. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn tổ chức tuyên truyền, giáo
dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng cho thế hệ trẻ; chỉ đạo tổ chức
xây dựng các sản phẩm, chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể
thao lành mạnh, hấp dẫn phục vụ nhân dân vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm. Báo
Nam Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường sản xuất, đăng tải
các chương trình, tin, bài, ảnh, phóng sự, ký sự, phim tài liệu… tuyên truyền
về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gương
người tốt - việc tốt, các điển hình tiên tiến có nhiều đóng góp trong phát
triển sự nghiệp văn hóa, tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần định
hướng dư luận xã hội.
Để góp phần làm trong sạch thông
tin trên không gian mạng, những năm gần đây, các cấp bộ Đoàn đã huy động
thanh, thiếu niên tham gia đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu
độc trên không gian mạng. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức tập huấn cho cán
bộ Đoàn chủ chốt, báo cáo viên và câu lạc bộ Lý luận trẻ về nội dung, kỹ năng
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch trong tình hình mới; tập huấn nghiệp vụ công tác đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội và học
tập 4 bài học lý luận chính trị cơ bản để triển khai tới đoàn viên, thanh
niên. Các cấp bộ Đoàn trong tỉnh duy trì hiệu quả các kênh thông tin
truyền thống, phát huy vai trò mạng xã hội nhằm kịp thời cung cấp thông tin,
định hướng dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên; tiếp tục triển khai cuộc
vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội,
góp phần tạo ra trào lưu, xu hướng đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực trên
mạng xã hội. Nhiều tổ chức Đoàn Thanh niên của các cơ quan, đơn vị, địa phương
đã lập các trang Fanpage, hội, nhóm trên Facebook; các nhóm Zalo; các chuỗi
video clip trên Youtube… viết tin, bài đăng tải, chia sẻ các thông tin chính
thống, tốt đẹp, lan tỏa các giá trị văn hóa lành mạnh trong cộng đồng. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý
không để lọt những sản phẩm văn hóa độc hại, kịp thời ngăn chặn những bộ phim
có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; dàn dựng, biểu
diễn các tác phẩm nghệ thuật với nội dung lên án, cảnh báo về sự xâm nhập của
các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội; đề cao những giá trị
văn hóa truyền thống và hiện đại tốt đẹp của quê hương, đất nước. Các cơ quan,
đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh thời gian qua đã có nhiều giải pháp quản lý,
kiểm duyệt, sử dụng các phương tiện thông tin, chủ động phòng, chống sự xâm
nhập, ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa xấu độc trên các trang mạng xã hội.
Qua đó, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa xấu
độc, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng viên, tạo “sức đề
kháng, miễn dịch” với những thông tin xấu độc, xây dựng môi trường văn hóa tốt
đẹp, lành mạnh.
Vòng xoáy tin giả, thông tin sai sự
thật, thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội đã cuốn theo, làm xao động nhận thức
của nhiều người, trong đó có cả một số cán bộ, đảng viên. Phòng, chống ảnh
hưởng của sản phẩm văn hóa độc hại và thông tin xấu độc trên không gian mạng
hiện nay là vấn đề cấp bách. Thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, các ngành,
đoàn thể tiếp tục học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW, tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, thông
tin, truyền thông; ngăn chặn các loại ấn phẩm, văn hóa phẩm ngoại lai độc hại
thẩm lậu và tán phát trên không gian mạng. Đảm bảo giữ vững định hướng tư tưởng
chính trị trong các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền. Chống phi chính
trị hóa các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật; tích cực đấu tranh với các
quan điểm sai trái, phản động, “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn
hóa. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao chất lượng,
năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hoá, truyền thông. Phát huy
vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên xung kích trên mặt trận đấu
tranh phòng, chống ảnh hưởng của sản phẩm văn hóa xấu độc, thông tin không
chính thống, sai sự thật trên không gian mạng để tạo sự thống nhất và sức mạnh
trong công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái; tuyên
truyền, chia sẻ những tin tích cực, gương người tốt - việc tốt, những nghĩa cử
cao đẹp trong cuộc sống làm lan tỏa các giá trị văn hóa tích cực trong xã
hội./.