Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Một số trẻ không sốt.
Loét miệng: xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi và vòm họng, gây đau khi nuốt, khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước dãi.
Phát ban trên da: là những nốt ban đỏ phẳng hoặc gồ trên mặt da, tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông. Đặc điểm các ban này thường không ngứa, không đau.
Một số trẻ có thể tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc...
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG: BA DẤU HIỆU NẶNG CHA MẸ CẦN CHO TRẺ ĐI KHÁM NGAY
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm tại những cơ sở y tế, nếu thấy xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng dưới đây, để trẻ được chăm sóc, điều trị kịp thời.
1/ Quấy khóc liên tục kéo dài: trẻ quấy khóc liên tục hoặc đêm cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
2/ Sốt cao trên 39 độ C và kéo dài trên 48 giờ, áp ứng kém với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến các biến chứng.
3/ Giật mình nhiều: Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.