1. Vì sao trẻ hay mắc viêm amidan?
Amidan là tổ chức lympho có vai
trò miễn dịch tại chỗ, chống lại sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây
bệnh từ môi trường. Vị trí của amidan nằm ở ngay trong họng, gồm amidan khẩu
cái, amidan vòm, amidan vòi và amidan lưỡi. Trong đó amidan khẩu cái có kích
thước lớn, nằm ngay hai bên thành họng nên thường bị tấn công, hầu hết mọi
người bị viêm amidan cũng
là viêm tại amidan này.
Amidan là một tổ chức lympho có vai trò miễn dịch
Mặc dù có vai trò miễn dịch nhưng nếu số
lượng vi khuẩn, virus quá nhiều hoặc miễn dịch cơ
thể yếu, amidan không thể chống lại được cũng trở thành cơ quan bị tấn công và
viêm nhiễm. Khi đó, các ổ viêm sẽ phát triển tại amidan và gây viêm vùng họng,
lan dần sang các cơ quan bên cạnh.
Trẻ nhỏ là đối
tượng thường mắc viêm amidan nhất do hệ miễn dịch của trẻ yếu, khả năng chống
lại virus, vi khuẩn kém. Hoạt động miễn dịch của amidan hoạt động mạnh nhất ở
trẻ từ 4 - 10 tuổi, sau đó khả năng miễn dịch yếu dần là lúc amidan dễ bị viêm
nhiễm nếu tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây bệnh.
2. Các thể viêm amidan ở trẻ em
Các thể viêm
amidan thường gặp ở trẻ nhỏ bao gồm:
2.1. Viêm
amidan cấp tính
Khi amidan bị
tấn công bởi virus, vi khuẩn dẫn đến sưng viêm, đau rát tại amidan và các vùng
xung quanh trong họng.
Hầu hết trẻ mắc viêm amidan cấp tính
2.2. Viêm amidan mạn
tính
Khi viêm amidan
cấp tính tái phát nhiều lần, miễn dịch của amidan đã quá yếu, hố amidan được
tạo thành trở thành nơi tích tụ virus, vi khuẩn và dịch mủ. Khi đó triệu chứng
bệnh kéo dài và trở nên nghiêm trọng nếu không có can thiệp điều trị từ bên
ngoài.
Viêm amidan mạn
tính lại được chia thành 2 nhóm nhỏ gồm:
Viêm amidan thể viêm xơ teo: Khi amidan
bị viêm và có xu hướng thu nhỏ kích thước.
Viêm amidan thể viêm quá phát: Khi
amidan bị viêm nhưng phát triển lo lên, trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp thể
bệnh này.
3. Nhận biết triệu chứng viêm amidan ở trẻ em
Nhận biết sớm
triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ để điều trị là rất quan trọng bởi đây là
tuyến miễn dịch có vai trò lớn trong bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp nói riêng và cơ
thể nói chung. Cụ thể, viêm amidan ở trẻ em có những triệu chứng đặc trưng sau:
3.1. Amidan bị sưng to, tấy đỏ
Cha mẹ có thể
kiểm tra bằng cách sử dụng đèn pin nhỏ cùng dụng cụ để ấn lưỡi của trẻ xuống,
sau đó chiếu vào vùng họng để quan sát. Vị trí amidan của trẻ có xuất hiện các
đốm trắng nhỏ ở bề mặt, đỏ và sưng hơn bình thường nghĩa là đang bị viêm sưng
amidan.
Viêm amidan khiến hơi thở của
trẻ có mùi hôi
3.2. Hơi thở có mùi hôi
Mặc dù trẻ đánh
răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi rõ rệt thì
có thể do viêm amidan. Dịch mủ cùng với sự tích tụ của vi khuẩn, chất thải của
chúng là nguyên nhân tạo ra mùi hôi khó chịu cho khoang miệng và cũng gây độc
cho amidan.
3.3. Trẻ thấy đau và vướng khi nuốt nước bọt
Triệu chứng này
khá giống với trường hợp đau do viêm họng, khiến trẻ khó chịu khi nuốt thức ăn
và vì vậy sẽ lười ăn hơn, thậm chí bỏ bữa.
Viêm amidan
không chỉ ảnh hưởng đến amidan mà còn ảnh hưởng đến các vùng niêm mạc họng xung
quanh. Từ đó sẽ khiến trẻ cảm giác ngứa, khó chịu ở cổ họng dẫn đến ho, có đờm,
khàn giọng.
3.5. Sốt
Viêm amidan
thường không gây sốt cao nếu phát hiện sớm, song trẻ vẫn thường sốt nhẹ kéo
dài.
3.6. Ù tai và đau nhức trong tai
Tai, mũi và họng
là ba cơ quan thông nhau, do vậy viêm amidan kéo dài có thể tác động đến hai cơ
quan còn lại là tai và mũi. Thường khi triệu chứng này đã xuất hiện cho thấy
viêm amidan nặng và có biến chứng, cần điều trị tích cực viêm amidan cùng các
bệnh lý ở cơ quan khác.
Viêm amidan có thể gây đau nhức
vùng tai
Phần lớn trẻ nhỏ bị viêm amidan cấp,
triệu chứng khá rõ ràng dễ nhận biết. Tuy nhiên nếu cha mẹ chủ quan, triệu
chứng bệnh kéo dài có thể tiến triển thành mạn tính, khi đó điều trị sẽ rất khó
khăn.
4. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm
amidan?
Khi trẻ bị viêm
amidan, điều cha mẹ cần làm là xem xét, theo dõi các triệu chứng của trẻ và đưa
trẻ đến các cơ sở y tế khám. Không nên tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, có thể
xảy ra trường hợp dùng sai thuốc và liều lượng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng
hơn, hơn nữa còn dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc sau này.
Chăm sóc và điều
trị cho trẻ bị viêm amidan sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và triệu chứng,
cụ thể như sau:
4.1. Trẻ bị viêm amidan nhẹ
Nếu viêm amidan ở trẻ em nhẹ, triệu chứng thoáng qua, thường không
cần thiết phải điều trị với thuốc kê đơn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ một cách
phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:
Dùng nước muối
pha loãng hoặc nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng hàng ngày: có tác dụng sát
khuẩn, làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh và từ đó điều trị khỏi viêm
amidan.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, tăng cường bổ
sung Vitamin C để tăng sức đề kháng.
Không cho trẻ ăn uống thực phẩm lạnh vì
có thể gây viêm amidan nặng hơn.
4.2. Trẻ bị viêm amidan nặng
Trẻ vẫn có nguy
cơ bị viêm amidan nặng hoặc mạn tính, nhất là trường hợp bệnh tái phát nhiều
lần. Khi đó, bác sĩ thường xem xét gợi ý cho trẻ cắt bỏ amidan khi cơ quan này
đã bị viêm nặng, mất chức năng để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Trẻ bị viêm amidan nặng có thể cần phẫu thuật cắt
bỏ